2 Cài đặt, chương trình C# đầu tiên (Hello World)

Trong Windows và macOS bạn có thể tải và cài đặt bản miễn phí Visual Studio Community để phát triển dự án C# – Net Core.

B. Tạo chương trình Helloworld

Để tạo dự án C# .NET Core mới, Mở Visual studio chọn Create a new project – chọn Console App, các thiết lập và điền tên ứng dụng ví dụ CS01Helloworld như hình sau.

 

Nhấn vào Create để tạo ứng dụng

Trong Project có sẵn 1 file Program.cs

namespace CS01Helloworld
{
    internal class Program
    {
        static void Main(string[] args)
        {
            Console.WriteLine("Hello, World!");
        }
    }
}

Một số thành phần cơ bản của ứng dụng code C#

Cấu trúc chi tiết của một ứng dụng C# giải thích dần ở các ví dụ tiếp theo, đối với đoạn code đơn giản trên có thể giải thích nhanh gồm:

Lệnh, khối lệnh (statement) C#

Các khối lệnh C# cho biết nó cần thực hiện một tác vụ nào đó. Nó có thể là một dòng code kết thúc với dấu ; hoặc nhiều dòng code gộp thành khối nằm trong dấu {}

int a;  // câu lệnh

{
    // bên trong khối lệnh
}

Phương thức Main

Một ứng dụng C# Console phải có một phương thức Main, phương thức này là điểm mồi bắt đầu và kết thúc ứng dụng. Đây là phương thức tính static nằm trong một lớp (class ví dụ trên là lớp có tên Program).

Giải thích nhanh các thành phần cho hàm Main ở trên (chi tiết ở các phần sau)

Lớp – Class

Chi tiết về lớp nói ở các phần về hướng đối tượng, C# là ngôn ngữ thuần hướng đối tượng bạn cần xây dựng ra các lớp đề từ đó tạo ra các đối tượng của chương trình, để khai báo một một lớp bạn dụng từ khóa class, như trên tạo ra một lớp là Program, trong lớp này có hàm Main (chú ý chỉ được phép có một hàm Main từ tất cả các lớp)

Namespace

Namespace là cách tổ chức code, tránh sung đột về tên lớp, dễ quản lý. Bạn có thể tạo ra một namespace bằng từ khóa namespace, trong namespace bạn có thể khai báo các lớp thuộc namespace đó. Ví dụ trên, namespace tạo ra là có tên CS01Helloworld, trong nó có lớp Program

Bạn có thể sử dụng từ khóa using ở đầu file code, để cho biết sẽ sử dụng các lớp thuộc một namespace nào đó. Ở ví dụ trên using System; cho biết sẽ sử dụng các lớp thuộc System (ví dụ lớp Console)

Gọi phương thức WriteLine của lớp Console, lớp này thuộc System, có chức năng in dữ liệu ra terminal

Biên dịch, chạy chương trình

Trong Visual Studio, nhấn F5 để chạy chương trình 

Một dòng chữ Hello, World! sẽ xuất hiện ở màn hình console (Terminal). 

Như vậy tôi đã hướng dẫn các bạn có 1 ứng dụng C# Net core đơn giản, nó có thể chạy trên Windows, Linux, macOS miễn hệ thống đó cài đặt .Net Core.

Mã nguồn C# được viết vào các file có phần mở rộng .cs, bạn có thể tạo tùy ý số lượng file mã nguồn .cs trong thư mục dự án, khi biên dịch nó sẽ biên dịch tất cả các file này.

C. Ghi chú trong C#

Các ghi chú comment là các dòng chữ được ghi chép trực tiếp vào văn bản code, các comment bỏ qua tri chương trình chạy (thông dịch). Bạn có thể ghi chú trên một dòng và ghi chú nhiều dòng

Ghi chú một dòng

Là dòng ghi chú chỉ viết trên một dòng, nội dung ghi chú bắt đầu từ ký hiệu // cho đến hết dòng. Bạn có thể đặt toàn bộ ghi chú này trên một dòng riêng biệt hay có thể đặt nối tiếp vào câu lệnh, đại lượng …

namespace CS01Helloworld
{
    internal class Program // Đây là một ghi chú 1 dòng, đặt ngay sau một lệnh C#
    {
        static void Main(string[] args)
        {
            // Đây là một dòng ghi chú 1 dòng riêng biệt - dòng này không ảnh hưởng đến code
            Console.WriteLine("Xin chào CSCMobi Academy!");
        }
    }
}

Ghi chú trên nhiều dòng

Nếu nội dung ghi chú dài bạn có thể viết nó trên nhiều dòng, mỗi dòng bắt đầu bằng // – tuy nhiên để nhanh chóng bạn có thể biên tập nội dung ghi chú nhiều dòng, nội dung đó bắt đầu bằng /* và kết thúc bằng */

namespace CS01Helloworld
{
    internal class Program // Đây là một ghi chú 1 dòng, đặt ngay sau một lệnh C#
    {
        static void Main(string[] args)
        {
            // Đây là một dòng ghi chú 1 dòng riêng biệt - dòng này không ảnh hưởng đến code
            Console.WriteLine("Xin chào CSCMobi Academy!");

            /*
             * Đây là ví dụ ghi chú nhiều dòng
             * Dòng này không ảnh hưởng đến code
             */
            Console.WriteLine("Xin chào CSCMobi Academy!");
        }
    }
}

Tạo C# XML Document

Đây là một loại ghi chú viết theo một cấu trúc quy định – sử nhiều dòng ghi chú 1 dòng với cấu trúc quy định, nhằm hỗ trợ phát sinh Document (hướng dẫn) đến các đối tượng sử dụng (hàm, lớp, tham số …)

Để hỗ trợ phát sinh C# XML Document hãy cài đặt thêm extension có thêm C# XML Documentation Comments, nếu đang dùng Visual Studio thì không cần cài thêm gì.

Để phát sinh một XML Document cho đối tượng nào đó (hàm, lớp, biến …) đặt con trỏ trước đối tượng đó và gõ ///, sau đó bạn chỉ việc cập nhật nội dung theo cấu trúc nó phát sinh

Ví dụ

/// <summary>
/// Tính tổng hai số nguyên
/// </summary>
/// <param name="a">số thứ nhất</param>
/// <param name="b">số thứ hai</param>
/// <returns>giá trị a + b</returns>
static int Sum(int a, int b)
{
    return a + b;
}

Bằng cách tạo ghi chú như vậy, nó sẽ phát sinh Document tham khảo khi bạn sử dụng đối tượng đó, như hình sau – nó xuất hiện Document khi bạn gõ tên hàm.

 

Để lại một bình luận 0

Your email address will not be published. Required fields are marked *